à la Une

ĐIỀU GÌ ĐANG XẢY RA TRƯỚC KHI LUẬT AN NINH MẠNG CÓ HIỆU LỰC

Ngày 1/1/2019 Luật An ninh mạng sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Bắt đầu từ đây những người hoạt động trên mạng, sử dụng mạng sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật An ninh mạng.Nhiều người đang háo hức mong chờ ngày Luật An minh mạng có hiệu lực với hi vọng sẽ có một môi trường mạng trong sạch hơn, lành mạnh hơn, phát huy tốt những tích cực trên các lĩnh vực đời sống xã hội, hạn chế tác động tiêu cực như tin rác, lừa đảo, những thông tin sai lạc…    Thế nhưng, trước giờ Luật An ninh mạng có hiệu lực vẫn còn có những tiếng nói xuyên tạc về Luật An ninh mạng với hi vọng mong manh có thể gây sức ép buộc Việt Nam phải hoãn thi hành Luật An ninh mạng.

ĐIỀU GÌ ĐANG XẢY RA TRƯỚC KHI LUẬT AN NINH MẠNG CÓ HIỆU LỰC

Phó Giám Đốc Khu vực Châu Á của HRW, ông Phil Robertson, đưa ra nhận định rằng Luật An ninh mạng của Việt Nam được soạn thảo nhằm cho phép Bộ Công An quyền giám sát rộng khắp nhằm phát hiện những tiếng nói chỉ trích và tăng cường sự độc tôn cai trị của đảng cộng sản. Nếu luật này được thì hành, bất cứ ai sử dụng Internet tại Việt Nam đều không còn quyền riêng tư nữa. Vẫn là những luận điệu xuyên tạc khi cho rằng Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng tư”; “xâm phạm quyền tự do ngôn luận”; “cướp đi quyền sử dụng internet của người dân”…Rõ ràng là nhìn cách phát biểu của ông Phil Robertson rất giống với luận điểm của nhiều nhà gọi là dân chủ trong nước khi phản đối Luật An ninh mạng đó là chỉ lo sợ luật này sẽ xóa bỏ mất điều kiện hoạt động lợi dụng mạng để tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền như tuyên truyền chống Nhà nước hay thành lập các hội nhóm trái phép trên mạng.Một sự thật hết sức rõ ràng đó là Luật An ninh mạng đã quy định rất rõ, không có chuyện dữ liệu người dùng bị khai thác tự do vô tội vạ, không phải ai, trường hợp nào nhà cung cấp dịch vụ cũng cung cấp dữ liệu người dùng. Luật An ninh mạng quy định rất rõ những cơ quan được phép yêu cầu cung cấp dữ liệu người dùng và chỉ trong những trường hợp luật định, tất nhiên gắn liền với các hành vi vi phạm pháp luật.Nói thế để thấy, Luật An ninh mạng đã điểm trúng huyệt của các tổ chức, cá nhân lâu nay vẫn dùng mạng chống phá Nhà nước Việt Nam, vi phạm pháp luật nên những tổ chức này vẫn ngày ngày cố tình phản đối.
Với những điều đã được chỉ ra trên đây cho thấy, hành động của ông Phil Robertson Phó Giám Đốc Khu vực Châu Á của HRW khi kêu gọi “Quốc hội Việt Nam hoãn thi hành Luật An ninh mạng” thật sự là hành động lố bịch./.

Huyền Pha

Tuyên án: Trần Phương Bình chung thân, Vũ ‘nhôm’ 17 năm tù

oà nhận định bị cáo Vũ « nhôm » kêu oan là không có cơ sở, bác tố cáo của Vũ về lời khai sinh đôi gây bất lợi và bị VKS sỉ nhục…

Sáng nay, như dự kiến, TAND TP.HCM sau nghị án dài ngày đã tuyên án đối với vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB).

HĐXX xác định chính hành vi phạm tội của 26 bị cáo đã gây thiệt hại hơn 3.608 tỉ đồng cho DAB.

Mức án cụ thể của các bị cáo:

Phan Văn Anh Vũ: 17 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Cộng với 8 năm tù ở bản án trước, tổng hình phạt chung là 25 năm tù. (VKS đề nghị 15-17 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp với bản án cũ là 23-25 năm tù.)

Trần Phương Bình: tù chung thân (VKS đề nghị chung thân về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, 20 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước. Tổng hình phạt là chung thân).

Nguyễn Thị Kim Xuyến: 18 năm tù tội Lạm dụng chức vụ, 20 năm tù tội cố ý làm trái, tổng hình chung là 30 năm tù (VKS đê nghị 20 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, 18 đến 20 năm về tội Cố ý làm trái).

Bác tố cáo và lời kêu oan của Vũ « nhôm »

Vũ nhôm căng thẳng trước giờ toà tuyên án. Ảnh: HOÀNG GIANG
Vũ nhôm căng thẳng trước giờ toà tuyên án. Ảnh: HOÀNG GIANG

HĐXX bác quan điểm Phan Văn Anh Vũ và luật sư cho rằng « Vũ bị khủng bố tinh thần, sỉ nhục » trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra vi phạm tố tụng… Bởi bị cáo Bình, Vinh đều xác nhận điều tra viên, kiểm sát viên không có hành vi khủng bố tinh thần, dù có lúc nói lớn tiếng nhưng không có nội dung mạt sát; lời khai tại cơ quan điều tra là đúng ý trí của các bị cáo; cơ quan điều tra có cho bị cáo xem lại lời khai và biên bản đối chất.

Tại tòa Vũ cho rằng, từ khi khởi tố vụ án đã làm nhiều đơn khiếu nại gửi cơ quan tố tụng nhưng không được trả lời. « Các đơn của bị cáo đều quá hạn nên không thể xem xét. Riêng việc xin nộp lại số tiền hơn 200 tỷ đồng chiếm đoạt, đã được ghi nhận trong cáo trạng », HĐXX đánh giá.

Theo tòa, Vũ Nhôm đã có hành vi ký nộp khống 200 tỷ đồng để Công ty Bắc Nam 79 mua cổ phần của DAB và Vũ đã chiếm đoạt. Số tiền này có nguồn gốc từ DAB, do Trần Phương Bình thực hiện các hành vi gian dối, chuyển cho Vũ để mua cổ phần.

Tuy chưa xác định được có hành vi phạm tội liên quan đến giao dịch số tiền này nhưng đây là vật chứng vụ án, cần thu hồi để khắc phục thiệt hại. Ngoài ra, cần thu hồi trên 94 tỷ đồng mà Vũ mượn của Bình và 13,4 triệu USD do Bình xuất quỹ khống để mua giúp cho Vũ.

HĐXX nhận định, quá trình xét xử Vũ Nhôm chối tội, không ăn năn. Tuy nhiên, bị cáo đã nộp lại hơn 203 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại; gia đình đông con, con còn nhỏ… tòa xem xét giảm nhẹ nhưng không thể dưới mức đề nghị của VKS (15-17 năm tù).

Chi lãi suất ngoài, kinh doanh ngoại hối trái phép

Đối với bị cáo Nguyễn Thị Ái Lan (nguyên Trưởng phòng quản lý tài sản nợ và có) bị truy tố tội cố ý làm trái, giúp sức cho Trần Phương Bình gây thiệt hại 820 tỷ.

Nguyễn Thị Ái Lan. Ảnh: HOÀNG GIANG
Nguyễn Thị Ái Lan. Ảnh: HOÀNG GIANG

HĐXX nhận định, tại tòa, bị cáo này không thừa nhận phần hành vi kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên, tòa cho rằng căn cứ vào lời khai của Trần Phương Bình và những người liên quan, có đủ cơ sở chứng minh Lan tham gia chi lãi suất ngoài trái phép, kinh doanh ngoại hối. Quá trình làm việc tại phòng kinh doanh, Lan biết việc kinh doanh thua lỗ nhưng khi được điều chỉnh qua phòng nguồn vốn đã rút tiền từ các tài khoản.

Xác minh tại DAB không có bất kỳ tài liệu nào về nhập khẩu nhưng Lan vẫn lập 15 phiếu ngoại tệ để che giấu việc kinh doanh ngoại hối. Do đó HĐXX không chấp nhận trình bày của bị cáo và luật sư. Tòa nhận định cáo trạng truy tố bị cáo Lan phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước là có cơ sở.

Tội danh của cựu trung tá Công an TP.HCM

Đối với cựu trung tá công an Nguyễn Hồng Ánh, do quen biết với Trần Phương Bình nên khi thấy lãi suất vay vàng rẻ hơn tiền, cả hai thống nhất chuyển khoản vay 2.000 lượng vàng của ông Ánh tại DAB thành tiền. Ông Bình phê duyệt và chỉ đạo cán bộ DAB cho Ánh vay theo hợp đồng ký kết một năm, giá trị tài sản đảm bảo được xác định hơn 40 tỷ đồng.

Đến tháng 1-2009, ông Ánh trả lãi 12 lần, tổng cộng khoảng 100 cây vàng. DAB làm phiếu thu khống, đảo nợ thành hợp đồng vay 1.900 lượng vàng. Tháng 2-2012, ông Ánh thoả thuận với ông Bình sẽ nộp 32 tỷ đồng đang gửi ở DAB để tất toán số nợ 1.900 lượng vàng (tương đương 85 tỷ đồng).

Nguyễn Hồng Ánh - cựu trung tá công an. Ảnh: HOÀNG GIANG
Nguyễn Hồng Ánh – cựu trung tá công an. Ảnh: HOÀNG GIANG

Để hợp pháp hóa khoản tiền chênh lệch, ông Bình chỉ đạo nhân viên lập phiếu thu khống số vàng, khiến DAB thiệt hại hơn 53 tỷ đồng. Do ông Ánh chỉ trả được một phần nợ là 32 tỷ đồng trên tổng số 85 tỷ, cấu kết với ông Bình để tất toán khống số nợ này. Hành vi của bị cáo vi phạm quy chế cho vay của luật, gây thiệt hại cho DAB 53 tỷ đồng.

Hành vi này theo tòa có dấu hiệu tội chiếm đoạt nhưng trong phạm vi xét xử, HĐXX chỉ xem xét hành vi theo cáo trạng, quan điểm truy tố của VKSND Tối cao. Vì vậy, việc ông Ánh bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước là hoàn toàn có cơ sở.

Vận dụng nguyên tắc có lợi cho các bị cáo

Liên quan đến hành vi chi lãi ngoài gây thiệt hại cho DAB, HĐXX nhận định DAB nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung đều hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Hành vi của Trần Phương Bình và đồng phạm đã vi phạm vào luật Tín dụng, luật Ngân hàng và các luật liên quan.

Tuy nhiên, HĐXX vận dụng nguyên tắc có lợi cho các bị cáo, chỉ xem xét hành vi chi lãi ngoài trong phạm vi 467 tỷ như cáo trạng VKSND Tối cao truy tố.

Đối với Trần Phương Bình, từ năm 2007-2014, để có tiền mua cổ phần, Trần Phương Bình đã chỉ đạo Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó tổng giám đốc DAB) và các bị cáo thực hiện các hành vi lập phiếu thu khống, mua bán vàng, kinh doanh ngoại tệ trái luật. Ngoài ra, cựu sếp DAB còn chỉ đạo nhân viên lập khống hồ sơ che giấu âm quỹ tiền, vàng để đối phó với kiểm toán độc lập và thanh tra, kiểm tra của NHNN.

Bị cáo Trần Phương Bình tại tòa sáng nay. Ảnh: Hoàng Giang
Bị cáo Trần Phương Bình tại tòa sáng nay. Ảnh: Hoàng Giang

Cụ thể, ông Bình đã chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi sai nguyên tắc 1.160 tỷ đồng để mua 74,2 triệu cổ phần DAB, xuất quỹ 497,8 tỷ đồng để mua 13,9 triệu USD chuyển cho Phan Văn Anh Vũ và mua cổ phần DAB. Cựu Tổng giám đốc DAB “rút ruột” thêm 358,8 tỷ đồng của DAB để sử dụng cá nhân.

Ngoài ra, bị cáo Bình còn chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi sai nguyên tắc 467,8 tỷ đồng để chi lãi ngoài; 53,3 tỷ đồng để tất toán khoản vay của Nguyễn Hồng Ánh; tất toán khống 2,4 đồng khoản vay của Nghiêm Thị Hồng; thu khống 31,2 tỷ đồng thanh toán tiền hợp đồng mua trước quyền nhận tiền bán chứng khoán; xuất khẩu vàng trái phép gây thiệt hại 611,6 tỷ đồng, kinh doanh ngoại hối trái phép gây thiệt hại 384,8 tỷ đồng. Bị cáo Bình còn nhờ vợ, con đứng tên mua hàng triệu cổ phần của DAB, hiện vẫn chưa thanh toán lại được khoản này.

Hậu quả từ các hành vi trên đã khiến DAB thiệt hại 3.608 tỷ đồng, trong đó hành vi Lạm dụng quyền hạn gây thất thoát 2.057 tỷ đồng và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây thiệt hại 1.551 tỷ đồng. Cựu tổng giám đốc DAB phải chịu trách nhiệm chính về số tiền 3.568 tỷ đồng. Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, ông Bình thành khẩn khai báo và nhận trách nhiệm đối với hậu quả thiệt hại gây ra.

HĐXX cũng nhận định về hành vi cụ thể của 21 bị cáo còn lại với vai trò đồng phạm giúp sức cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả, là những người làm công ăn lương, chịu sự lệ thuộc, nhiều năm sai phạm nhưng không có sự cảnh báo của cấp thẩm quyền…

Vũ « nhôm » không thành khẩn khai báo, lẽ ra cần mức án nghiêm khắc nhất, tuy nhiên xem xét đã khắc phục hậu quả, gia đình đông con, con nhỏ nhất sinh 2016 nên xem xét án nhẹ hơn mức truy tố nhưng không thể thấp hơn mức VKS đề nghị…

HĐXX kiến nghị CQĐT xem xét điều tra về số tiền 13,4 triệu USD để tránh bỏ lọt tội pham và bảo đảm công bằng của pháp luật

Đề nghị điều tra các cá nhân tại NHNN

Tòa nhận định Trần Phương Bình phải chịu trách nhiệm chính về các thiệt hại tại DAB. Với các bị cáo làm việc tại DAB, căn cứ vào vai trò, Tòa phân định phần trăm trách nhiệm của mỗi bị cáo đối với từng hành vi cụ thể.

Đối với các cổ phần đứng tên Trần Phương Bình, Vũ “nhôm”, Công ty Bắc Nam 79, một số bị cáo tại DAB, Tòa xét thấy cần phải tiếp tục tạm giữ để đảm bảo nghĩa vụ của các bị cáo trong vụ án. Ngoại trừ một số ít cổ phần đứng tên một vài cá nhân, quá trình điều tra xác định không có cơ sở thu giữ thì trả lại.

Đối với các bất động sản là đất của các bị cáo Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Nguyễn Hồng Ánh, Phạm Văn Phước, Tòa cho rằng đây là tài sản của các bị cáo nên cần tiếp tục kê biên để đảo bảo nghĩa vụ thi hành án.

Tòa kiến nghị tiếp tục điều tra làm rõ vai trò của một số cá nhân: Võ Thị Kim Anh (nguyên Trưởng phòng Kế toán Hội sở DAB) có dấu hiệu tội Thiếu Trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Trần Huy Nam (nguyên Giám đốc DAB chi nhánh Nam Định) có dấu hiệu tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

HĐXX cũng kiến nghị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Viện KSND Tối cao điều tra, nếu có căn cứ thì xử lý đối với các cá nhân tại NHNN, cơ quan Thanh tra giám sát NHNN. Bởi trải qua rất 13 lần thanh tra nhưng không phát hiện sai phạm tại DAB, để mặc các bị cáo hạch toán khống chứ không có nguồn tiền thực chất.

Vũ « nhôm » bị phạt 17 năm tù, Trần Phương Bình lĩnh án chung thân

Empty

HĐXX tuyên phạt Trần Phương Bình 20 năm tù về tội Cố ý làm trái, chung thân về tội Lạm dụng chức vụ, tổng hợp là chung thân. Buộc Bình nộp phạt 100 triệu sung quỹ Nhà nước.

Phan Văn Anh Vũ bị tuyên phạt 17 năm tù vì tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cộng với hình phạt 8 năm tù vì tội Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước ở bản án trước, tổng hình phạt bị cáo này phải lĩnh là 25 năm tù.

Tòa buộc Trần Phương Bình bồi thường cho DAB 27.016 lượng vàng, 1.949 tỷ đồng cho DAB. Vũ “nhôm” bồi thường 203 tỷ, buộc bị cáo Bình và Vũ liên đới bồi thường 52 tỷ tiền lãi cho DAB.

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến lĩnh 18 năm tù về tội Cố ý làm trái, 20 năm tù vì tội Lạm dụng. Tổng hợp hình phạt bị cáo này phải nhận là 30 năm tù, buộc nộp phạt 80 triệu đồng sung quỹ.

Tòa cũng kiến nghị Bộ Tư pháp có biện pháp đấu giá chặt chẽ hơn để tránh thất thoát tài sản của Nhà nước. Tòa chấp nhận các kiến nghị của VKS, chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, VKSND Tối cao để điều tra, xử lý các cá nhân, tổ chức liên quan vụ án.

Trước đó, cơ quan công tố đề nghị điều tra các cá nhân tại NHNN, cơ quan Thanh tra giám sát của NHNN. Bởi trải qua rất 13 lần thanh tra nhưng không phát hiện sai phạm tại DAB, để mặc các bị cáo hạch toán khống.

Chính quyền Đài Loan đã thành lập một đội đặc nhiệm nhằm tìm kiếm 152 du khách Việt Nam đã biến mất sau khi tới hòn đảo vào tuần trước.

Cơ quan nhập cảnh Đài Loan (NIA) ngày 25/12 cho biết họ đã cử đội đặc nhiệm tìm kiếm 152 du khách Việt Nam biến mất.
Cùng ngày, cơ quan du lịch của hòn đảo xác nhận rằng họ đã mất liên lạc với 152/153 hành khách đến Đài Loan dưới hình thức du lịch theo nhóm tuần trước, theo Central News.
Những hành khách này chia thành 4 nhóm bay sang Cao Hùng, Đài Loan vào ngày 21/12 và 23/12. Tuy nhiên, tới ngày 25/12, công ty du lịch Đài Loan có trách nhiệm hỗ trợ đoàn khách đã trình báo về sự mất tích bí ẩn của các hành khách này.
Đội đặc nhiệm của NIA ở Cao Hùng đã phối hợp với cảnh sát ở thành phố miền Nam bắt đầu nhiệm vụ tìm kiếm. Một nguồn tin cho biết, giới chức Đài Loan không bỏ qua khả năng những du khách này có liên quan tới một đường dây buôn người. Nếu được tìm thấy, nhóm du khách này sẽ bị trục xuất khỏi Đài Loan vì vi phạm luật nhập cư và sẽ bị cấm quay trở lại hòn đảo trong một khoảng thời gian.
Theo công ty du lịch ETholiday, người duy nhất không mất tích là trưởng nhóm du khách. Công ty này cho biết họ tin rằng ngoài trưởng nhóm, 152 người biến mất dường như đã không trung thực về mục đích khi sang Đài Loan du lịch
Theo Central News, trong 3 năm qua, có khoảng 150 du khách đã mất tích, nhưng việc biến mất với số lượng lớn một lúc như lần này là chưa có tiền lệ.
Cơ quan du lịch Đài Loan đã thông báo với cơ quan đối ngoại hòn đảo rằng họ sẽ tạm dừng chương trình cấp thị thực theo nhóm đến từ Việt Nam trong khuôn khổ chương trình được Đài Loan công bố năm 2015. Đây là chương trình nhằm đơn giản hóa thủ tục làm thị thực khi có ít nhất 5 người du lịch cùng nhau, những du khách theo diện du lịch nhóm không cần chứng minh tài chính vẫn có thể nộp hồ sơ xin cấp thị thực.
Cơ quan đối ngoại Đài Loan cho hay họ đã hủy thị thực của 152 du khách mất tích và đồng thời chặn thị thực của 182 du khách Việt Nam khác dự kiến sang Đài Loan theo diện du lịch đoàn trong thời gian tới.
Chương trình thị thực của chính quyền Đài Loan nằm trong khuôn khổ chính sách New Southbound (NSP) nhằm kích cầu du lịch từ các nước trong khu vực Đông Nam Á cùng với Australia, New Zealand và Ấn Độ. 
nguồn: dân trí.com.vn

Ông Tất Thành Cang hai lần qua mặt Thành ủy TP.HCM như thế nào?

Tại Hội nghị Trung ương 9, khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM. Cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương đã thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015 – 2020 vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, quá trình sai phạm của ông Tất Thành Cang dính dáng nhiều đến các dự án đất đai, hạ tầng… Trong đó có hai lần vượt quyền, qua mặt Ban Thường vụ Thành ủy, đồng ý chuyển nhượng đất, chuyển nhượng cổ phần của công ty thuộc Thành ủy và UBND TP.HCM.

ong tat thanh cang hai lan qua mat thanh uy tp.hcm nhu the nao? hinh anh 1

Chân dung ông Tất Thành Cang.

Lần thứ nhất, theo công bố của Thành ủy TP.HCM, từ tháng 6.2017, Công ty Tân Thuận đã ký chuyển nhượng phần diện tích đất nêu trên cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2. Việc ký chuyển nhượng này không báo cáo cho tập thể Thường trực Thành ủy và tập thể Ban Thường vụ Thành ủy theo quy chế quản lý tài sản của Thành ủy.

Theo đó, ngày 1.6.2017, Văn phòng Thành ủy có Thông báo số 512-TB/VPTU, thông báo ý kiến chỉ đạo của ông Tất Thành Cang chấp thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận được chuyển nhượng phần đất trên. Nghiêm trọng hơn, ông Cang đã cho ý kiến chỉ đạo là chuyển nhượng luôn khu đất cho tư nhân (thay vì “hợp tác kinh doanh” như tờ trình của Công ty Tân Thuận đề xuất).

Ngày 5.6.2017, bằng Hợp đồng Chuyển nhượng số 203 và các Phụ lục Hợp đồng đính kèm, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng khu đất 32,4ha cho Quốc Cường Gia Lai với đơn giá rẻ mạt 1.290.000 đồng/m2.

Với vụ chuyển nhượng này, Công ty Tân Thuận thu về cho ngân sách Nhà nước tổng số tiền hơn 419 tỷ đồng. Trong khi giá đất thị trường tại thời điểm bán dao động khoảng từ 8 – 10 triệu đồng/m2, với một phép toán đơn thuần thì giá chuyển nhượng khu đất phải rơi vào khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, trong vụ chuyển nhượng này, Nhà nước thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng.

Đến ngày 18.4.2018, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã tổ chức họp khẩn lần đầu tiên và yêu cầu Công ty Tân Thuận phải nhanh chóng đàm phán với Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai để hủy hợp đồng chuyển nhượng hơn 32ha đất tại huyện Nhà Bè.

Tại cuộc họp, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cho biết, việc đưa ra yêu cầu này là do việc ký kết hợp đồng đã không tuân thủ theo Quyết định số 1087-QĐ/TU ngày 31.3.2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về Quy chế quản lý, sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các Công ty TNHH MTV thuộc Đảng bộ TP.HCM.

Qua đó, có thể thấy ông Tất Thành Cang đã lợi dụng vị trí chức vụ của mình ở thời điểm đó để chấp thuận chủ trương chuyển nhượng khu đất sai thẩm quyền; vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp Nhà nước, về kinh doanh bất động sản; không đảm bảo quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ thành phố; thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình. Việc thấy rõ nhất là từ chủ trương chấp thuận của ông Cang, Công ty Tân Thuận đã ký chuyển nhượng đất công sản không báo cáo với tập thể Thường trực và tập thể Ban Thường vụ Thành ủy

Trước đó vào năm 2017 tại Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (gọi tắt là IPC), ông Tất Thành Cang cũng “qua mặt” Thành ủy cho phép IPC giảm tỷ lệ sở hữu vốn tại Sadeco, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho Nhà nước.

Theo đó, tại kết luận của Thanh tra TP.HCM (tháng 10.2018), theo đề án tái cơ cấu, Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC, trực thuộc UBND TP) với tỷ lệ sở hữu vốn là 44%, không cần giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco). Đặc biệt, trong bối cảnh Sadeco hoạt động kinh doanh đang mang lại lợi nhuận rất cao, tỷ lệ chia cổ tức hàng năm có lúc lên đến 40%, vào năm 2015 khi duyệt đề án tái cơ cấu, UBND TP yêu cầu IPC (lúc này đang chiếm tỷ lệ sở hữu vốn 44% tại Sadeco) không được giảm thêm tỷ lệ sở hữu vốn. Nhưng trên thực tế, IPC đã “phớt lờ” yêu cầu này của cơ quan chủ quản.

ong tat thanh cang hai lan qua mat thanh uy tp.hcm nhu the nao? hinh anh 2

Ông Tất Thành Cang tại Kỳ họp HĐND TP.HCM cuối năm 2018. Ảnh: H.V

Từ việc phớt lờ đó, IPC đã trình UBND TP phương án tăng vốn điều lệ và giảm tỷ lệ sở hữu của IPC tại Sadeco từ 44% xuống 28,8%. Đồng thời, IPC cũng nêu việc “Văn phòng Thành ủy truyền đạt ý kiến chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco”.

Cụ thể, tại văn bản 730/IPC.17 ngày 16.6.2017 của IPC báo cáo UBND TP, bổ sung về vai trò, tác động của Sadeco với việc phát triển khu Nam Sài Gòn, có nêu: “Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại thông báo 495-TB/VPTU…”.

Ngày 27.6.2017, UBND thành phố có Văn bản 8399/VP-KT chỉ đạo, giao Hội đồng thành viên Công ty IPC chịu trách nhiệm “Căn cứ đề án tái cơ cấu của Công ty IPC đã được UBND TP phê duyệt tại quyết định 7431/QĐ-UBND ngày 31.12.2013 và nội dung kết luận chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Thành Phong tại thông báo 243/TB-VB ngày 5.4.2017; tiềm năng phát triển, giá trị thực tế doanh nghiệp của Công ty Sadeco và lợi ích tối ưu (so với các phương án khác) để xem xét, quyết định về phương án phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ từ 170 tỷ đồng lên 260 tỷ đồng của Công ty Sadeco cho cổ đông chiến lược đảm bảo lợi ích hợp pháp của Nhà nước theo quy định”.

Tuy nhiên, kết luận thanh tra của Thanh tra TP.HCM đã phản bác vấn đề này khi cho rằng, cụm từ “Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương…” là không chính xác vì Thông báo 495-TB/VPTU ngày 18.5.2017 chỉ truyền đạt ý kiến của Phó Bí thư thường trực Thành ủy (là ông Tất Thành Cang – PV).

Nhưng khi Thanh tra vào cuộc thì đã muộn vì với chủ trương chấp thuận của ông Tất Thành Cang, IPC đã tiến hành giảm sở hữu vốn tại Sadeco từ 44% xuống còn 28% thông qua việc phát hành cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim mà không qua đấu giá.

Đặc biệt, sau khi phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông Nhà nước tại Sadeco giảm từ 62,8% xuống chỉ còn 41% (trong đó tỷ lệ sở hữu vốn của IPC từ 44% giảm xuống chỉ còn 28,8%), trong khi Công ty Nguyễn Kim chiếm tỷ lệ chi phối tại Sadeco là hơn 54% vốn điều lệ.

Theo Thanh tra TP, bản chất vụ này là việc chỉ định đối tác chiến lược (Công ty Nguyễn Kim) và chỉ định giá bán cổ phần không được tổ chức thẩm định giá hợp pháp. Thanh tra TP khẳng định việc làm này là “trái quy định pháp luật” dẫn đến gây thiệt hại ít nhất 153 tỷ đồng (chỉ tính chênh lệch giá cổ phiếu). Nếu tính đầy đủ giá trị gia tăng tài sản của Sadeco thời điểm giá đất tăng cao, con số thiệt hại “sẽ rất lớn”.

Thanh tra TP cũng khẳng định, vốn huy động từ việc phát hành cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim đến nay vẫn chưa sử dụng (gửi tiết kiệm thời hạn 18 tháng tại ngân hàng thương mại cổ phần) cho thấy việc đề xuất chỉ định phát hành cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim để huy động vốn đầu tư cho các dự án là không đúng với thực tế; tại thời điểm đề xuất, Sadeco chưa có nhu cầu thực sự tăng vốn điều lệ. Nghiêm trọng hơn, Công ty Nguyễn Kim không công khai, minh bạch trong việc mua bán cổ phần với công ty khác, cho thấy Công ty Nguyễn Kim “đã có kế hoạch thâu tóm doanh nghiệp này (Sadeco) với giá rẻ thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông”.

“Những việc như trên cho thấy, việc giảm tỷ lệ góp vốn của IPC tại Sadeco có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, cần được làm rõ”, kết luận ghi. Và trong phần kiến nghị, Thanh tra TP cũng yêu cầu chuyển vụ việc sang Cơ quan cảnh sát điều tra, làm rõ xử lý vụ việc này.

Hiện nay, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng và buôn lậu (PC03, Công an TP.HCM) đang tiến hành điều tra.

(Theo Dân Việt)

Ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc mối quan hệ keo sơn giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

– Cần nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc hòng gây chia rẽ, làm suy yếu lực lượng vũ trang cách mạng; kiên định lập trường, xây dựng lực lượng CAND, QĐND trong sạch, vững mạnh, hoàn thành trọng trách mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó.>> Nguyên Tổng Bí thư gửi tham luận về chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam

>> Cảnh giác với những mưu mô làm suy giảm uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam

>> Kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Nga

>> Phi công Vũ Xuân Thiều: “Với B-52, tất cả đã sẵn sàng quyết chiến”

>> Nâng cao sức chiến đấu từ việc xây dựng ‘thế trận lòng dân’ vững chắc

Vừa qua, trong dịp kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2018) và 29 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2018), cùng với nhân dân cả nước, lực lượng Công an nhân dân (CAND) Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực để chúc mừng và tôn vinh những chiến công xuất sắc, những thành quả lớn lao của QĐND Việt Nam suốt chiều dài lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.

images1376315_t4

Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc mối quan hệ keo sơn giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

Lực lượng CAND tin tưởng sâu sắc rằng, với bản chất và truyền thống của anh bộ đội Cụ Hồ “trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, QĐND Việt Nam sẽ tiếp tục lớn mạnh, trưởng thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân, cùng với các lực lượng vũ trang nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình huống.

Tuy nhiên, đáng tiếc vẫn còn có những tiếng nói lạc lõng đi ngược lại niềm vui chung ấy, với những luận điệu gây chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt, tình đoàn kết keo sơn của QĐND và CAND.

Không khó để nhận thấy, với âm mưu làm suy yếu sức mạnh của lực lượng vũ trang Việt Nam trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, những đối tượng này đã tuyên truyền rằng, QĐND tham gia phối hợp với CAND trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là vi phạm Hiến pháp, là “lấn sân”, với luận điệu cho rằng Quân đội chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, còn Công an chỉ là lực lượng giữ gìn trật tự, trấn áp tội phạm nên cần thoát li khỏi lãnh đạo của Đảng.

Các đối tượng này muốn “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”. Chúng còn công kích, gây chia rẽ bằng thủ đoạn hạ thấp vai trò Công an, quân đội và những thủ đoạn khác với mong muốn gây nên sự nghi kị, hiềm khích mối quan hệ giữa Quân đội với Công an.

Chúng rêu rao rằng Quân đội vất vả và hy sinh to lớn, còn Công an thì “an nhàn”, “sung sướng” hay Công an có sự “ưu đãi” cao hơn Quân đội. Lợi dụng một số cán bộ sỹ quan trong CAND vi phạm pháp luật bị xử lý, chúng cho rằng Quân đội được “che chở” , còn Công an “yếu thế” nên bị xử lý mạnh…

Và còn rất nhiều thủ đoạn khác mà mục đích là để phi chính trị hóa lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là QĐND và CAND hoặc gây chia rẽ giữa QĐND với CAND.

Cùng với sự tấn công tâm lý, cùng với những thủ đoạn thâm hiểm khác, mục tiêu mà các đối tượng này muốn đạt được là gây bất ổn trong nội bộ Công an và Quân đội. Họ mong muốn cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Quân đội và Công an dần “suy thoái đạo đức, lối sống” tiến tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hi vọng làm mất đi động lực, mục tiêu, lý tưởng của các lực lượng vũ trang nhân dân, nguồn năng lượng chính để CAND và QĐND chung một ngọn cờ, đoàn kết, thống nhất bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước XHCN, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

Như chúng ta đã biết, mối quan hệ mật thiết, keo sơn giữa CAND và QĐND từ khi hai lực lượng này được Đảng, Bác Hồ và nhân dân sáng lập, rèn luyện, xây dựng và trưởng thành đến ngày nay, là một pho sử bằng vàng, nó vừa phản ánh nhu cầu khách quan của lịch sử cách mạng nước ta, đồng thời cũng phản ánh nguồn gốc, bản chất, nguyên tắc của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam “trung với Đảng, hiếu với dân”, “chỉ biết còn Đảng thì còn mình”.

Chính đặc tính số một đó đã là chất keo đoàn kết CAND và QĐND tiếp tục được bồi đắp, củng cố mối quan hệ mẫu mực giữa hai lực lượng vũ trang cách mạng “sự phối hợp đó đã trở thành truyền thống, kinh nghiệm quý báu và là nhân tố góp phần quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Từ buổi đầu còn non trẻ trong Cách mạng tháng Tám, QĐND và CAND đã đoàn kết, hiệp đồng, làm nòng cốt cùng với nhân dân và các lực lượng cách mạng tại chỗ bước vào cuộc chiến đấu sinh tử với đế quốc, thực dân, phong kiến, phản động; giành, giữ chính quyền, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, gắn bó máu thịt với nhân dân, hai lực lượng đồng cam cộng khổ, hiệp đồng chiến đấu, góp phần quyết định vào việc đánh thắng thực dân Pháp và can thiệp Mỹ với đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa QĐND và CAND là nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam.

Bước vào giai đoạn cách mạng mới, hai lực lượng tiếp tục phát huy bản chất cách mạng, truyền thống gắn bó keo sơn được vun đắp qua nhiều thế hệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, hiệp đồng chiến đấu, làm nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đặc biệt, trong những năm 80 của thế kỷ XX và giai đoạn đầu thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước ta, sau sự kiện hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, trước sự gia tăng hoạt động chống phá bằng các âm mưu, phương thức tinh vi, xảo quyệt, nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa QĐND và CAND được nâng lên tầm cao mới, góp phần quyết định vào thành công của công cuộc bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bối cảnh quốc tế mới khi nước ta mở cửa hội nhập, chuyển đổi nền kinh tế, bên cạnh thuận lợi cũng có nhiều khó khăn, thách thức. Với bản chất cách mạng, anh hùng vẻ vang, QĐND và CAND đã không ngừng nỗ lực, nâng cao và thắt chặt mối quan hệ, tiếp tục hiệp đồng chiến đấu, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước XHCN, bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ nhân dân.

Hai lực lượng đã kịp thời, chủ động phát hiện, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh, trật tự, bảo vệ biên giới, lãnh thổ của Tổ quốc; ban hành và hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã khẳng định “mối quan hệ phối hợp giữa CAND và QĐND tiếp tục là một yêu cầu khách quan, tất yếu, là nhân tố quan trọng góp phần quyết định thắng lợi của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an”.

Chúng ta cần nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc hòng gây chia rẽ, làm suy yếu lực lượng vũ trang cách mạng; kiên định lập trường, xây dựng lực lượng CAND, QĐND trong sạch, vững mạnh, hoàn thành trọng trách mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó.

(Theo Công An Nhân Dân)

Hội Nhà báo Việt Nam: Công bố Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam

 Ngày 25/12, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo công bố Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. 

Quang cảnh họp báo. Ảnh: Nam Nguyễn

Tham dự họp báo có các đồng chí Nguyễn Thanh Lâm – Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông); đồng chí Ngô Toàn Thắng – Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí (Bộ Ngoại giao); đồng chí Bùi Sỹ Hoa, Phó Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông).

Phía Hội Nhà báo Việt Nam có đồng chí Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; TS Mai Đức Lộc – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Trần Bá Dung, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam; Phan Hữu Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam; lãnh đạo các Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên, Thái Bình, Hưng Yên, Thái Nguyên; lãnh đạo các ban chuyên môn Hội Nhà báo Việt Nam cùng các phóng viên, nhà báo ở Trung ương và địa phương dự đưa tin.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi phát biểu tại Họp báo. Ảnh: Nam Nguyễn

Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết, sau khi Hội Nhà báo Việt Nam ban hành 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, nhiều nhà báo đã đánh giá cao về những nội dung đã được đưa ra trong Quy định với nhiều điểm mới. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đặc biệt quan tâm đến Điều 5 của Quy định: “Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác”. Đây là một vấn đề đang được sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội. Bởi lẽ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, thời kỳ của mạng xã hội và phổ biến là Facebook, ở diễn đàn tự do của hàng triệu con người, các thông tin được cập nhật đa chiều giúp chúng ta có một cái nhìn khách quan, toàn diện hơn.

Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có không ít ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống báo chí. Nhiều nhà báo – hội viên bị  chi phối bởi áp lực tin bài, áp lực thời gian, đã bỏ qua khâu quan trọng nhất là kiểm chứng độ xác thực của thông tin. Điều đó đã gây hệ lụy không nhỏ tới sự ổn định của xã hội, làm suy giảm lòng tin đối với báo chí và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.

Mặt khác, sau một năm thực hiện Luật Báo chí 2016 và 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, bên cạnh những kết quả tích cực, đáng ghi nhận, cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế; có những vấn đề mới phát sinh cần phải cập nhật, bổ sung để giúp cho hội viên – nhà báo xác định rõ hơn trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ của hội viên – nhà báo khi tham gia mạng xã hội.

Ban chủ trì họp báo. Ảnh: Nam Nguyễn

Đồng chí Hồ Quang Lợi cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, từ đầu tháng 7 năm 2018, Ban Kiểm tra Hội đã tham mưu đề xuất và được Thường trực Thường vụ Hội đồng ý cho tổ chức tọa đàm Nhà  báo và Mạng xã hội tại 3 khu vực Bắc – Trung – Nam. Ở cả ba khu vực, Tọa đàm đều diễn ra sôi nổi, có nhiều ý kiến tham luận, trao đổi làm rõ các vấn đề đã nêu trong mục đích của chương trình. Cấp ủy, chính quyền các địa phương nơi tổ chức Tọa đàm đều đánh giá đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, giúp các địa phương một cách trực tiếp trong hoạt động kinh tế xã hội và báo chí.

Sau quá trình soạn thảo công phu, cẩn trọng với tinh thần trách nhiệm cao, trên cơ sở các quy định của Luật Báo chí năm 2016 và 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, đồng thời tiếp thu một cách nghiêm túc, khoa học các ý kiến góp ý, thẩm định của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà báo, các nhà quản lý báo chí và tập thể Ban Thường vụ, Ban chấp hành hành Hội Nhà báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam bao gồm 03 Chương và 07 Điều đã được Hội Nhà báo Việt Nam công bố và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2019.

Các phóng viên dự họp báo. Ảnh: Nam Nguyễn

Đồng chí Hồ Quang Lợi nhấn mạnh Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam quy định cụ thể 04 việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hộivà 08 việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội.Quy tắc quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của các tổ chức cá nhân khi triển khai thực hiện, đồng thời quy định trách nhiệm của Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp các cấp trong việc xem xét khen thưởng đối với những trường hợp thực hiện nghiêm các nội dung của Quy tắc, kỷ luật đối với người làm báo vi phạm các quy định của Quy tắc này – Đồng chí Hồ Quang Lợi cho biết

Ngoài việc quy định cụ thể những việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hội, những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội, Quy tắc cũng quy định rõ ràng, chi tiết trách nhiệm của các tổ chức cá nhân khi triển khai thực hiện Quy tắc cũng như trách nhiệm của Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp các cấp trong việc xem xét khen thưởng đối với những trường hợp thực hiện nghiêm các nội dung của Quy tắc, kỷ luật theo từng mức độ đối với người làm báo vi phạm các quy định của Quy tắc này.

Với việc ban hành Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam mong rằng, đây sẽ là cơ sở quan trọng để Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở các cấp căn cứ để xử lý những hành vi vi phạm đạo đức của người làm báo khi tham gia mạng xã hội, góp phần quan trọng trong công tác giữ gìn và bảo vệ đạo đức nghề nghiệp và uy tín của người làm báo Việt Nam.

QUY TẮC
SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-HNBVN ngày 24/12/2018
của Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam)Điều 8 Luật Báo chí năm 2016 quy định: Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp của những người làm báo, hoạt động theo các quy định pháp luật. Hội Nhà báo Việt Nam có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.Người làm báo Việt Nam hành nghề khách quan, trung thực, công tâm vì lợi ích của cộng đồng, đất nước và nhân dân.Trên cơ sở các quy định của Luật Báo chí năm 2016 và 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, sau khi lấy ý kiến rộng rãi các cấp hội, các cơ quan báo chí, các chuyên gia và các nhà quản lý báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam (sau đây gọi tắt là « Quy tắc »).CHƯƠNG I . MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VIĐiều 1. Mục đích1. Quy định một số nguyên tắc, chuẩn mực trong việc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp người làm báo.2. Quy tắc quy định những việc/điều cần làm và những việc/điều không được làm khi sử dụng mạng xã hội.Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng1. Phạm vi: Các cấp Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan báo chí và quản lý báo chí.2. Đối tượng: Người làm báo Việt Nam (bao gồm: Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, người đã được cấp Thẻ Nhà báo; người chưa được cấp Thẻ Nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo chí; người hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói chung).CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỤ THỂĐiều 3. Những việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hội1. Sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước.2. Đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.3. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự thật bị phát tán trên mạng xã hội có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, đất nước, uy tín của tổ chức, cá nhân.4. Phát hiện, khai thác có kiểm chứng, có chọn lọc thông tin về những vấn đề mới của xã hội để phục vụ tác nghiệp báo chí.Điều 4. Những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội1. Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật.   2. Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác.3. Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác. 4. Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cách nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng thuận xã hội.5. Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có được bằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.6. Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, chủng tộc.7. Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác, thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và đạo đức xã hội.8. Sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam; sử dụng danh nghĩa Hội Nhà báo Việt Nam khi tham gia các diễn đàn, trang mạng xã hội khi chưa được phép.CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆNĐiều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân1. Các cấp Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan báo chí trong cả nước triển khai, tổ chức thực hiện Quy tắc.2. Người đứng đầu các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí có trách nhiệm tổ chức quán triệt và thực hiện Quy tắc; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và kiểm điểm việc thực hiện; đưa vào tiêu chí để xếp loại thi đua hàng năm.Trên cơ sở Quy tắc, căn cứ đặc thù, các cơ quan báo chí xây dựng quy tắc riêng để điều chỉnh hành vi người làm báo thuộc cơ quan mình khi sử dụng mạng xã hội (bao gồm cả những người chưa được cấp Thẻ nhà báo; chưa phải là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam).3. Các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy tắc tới cán bộ, nhân dân để cùng giám sát việc thực hiện ở các cấp; phát hiện, cổ vũ, động viên những tập thể và cá nhân thực hiện tốt; phê phán các tập thể, cá nhân vi phạm.4. Người làm báo Việt Nam ngoài việc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, quy định đạo đức nghề nghiệp cần nắm vững, thực hiện đúng, đầy đủ và vận động, giám sát, nhắc nhở đồng nghiệp cùng thực hiện các quy định của Quy tắc.Điều 6. Khen thưởng, kỷ luật1. Người làm báo Việt Nam thực hiện tốt Quy tắc sẽ được xem xét biểu dương, khen thưởng theo quy định.2. Người làm báo Việt Nam vi phạm Quy tắc, tùy mức độ sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trong các cơ quan, đơn vị. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xem xét, xử lý theo Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam và quy định của pháp luật.3. Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp các cấp của Hội Nhà báo Việt Nam căn cứ vào các quy định của Quy tắc để thực hiện đúng chức trách của mình khi xem xét việc khen thưởng và kỷ luật hội viên, người làm báo.Điều 7. Điều khoản thi hànhQuy tắc được phổ biến đến các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí, cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, người làm báo Việt Nam.Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Bác thông tin người Trung Quốc mua nhà tăng đột biến

Trước thông tin người Trung Quốc mua nhà tăng đột biến tại TP.HCM từ Công ty CBRE, chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến bất động sản, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã chính thức lên tiếng bác bỏ.

Người nước ngoài mua nhà tại VN đến từ nhiều quốc gia, không riêng gì Trung Quốc  /// Ảnh: Đình Sơn

Người nước ngoài mua nhà tại VN đến từ nhiều quốc gia, không riêng gì Trung QuốcẢNH: ĐÌNH SƠNSkip in 4Theo HoREA, Công ty CBRE cho rằng người Trung Quốc mua nhà ở TP.HCM tăng đột biến và dẫn chứng năm 2016 người Trung Quốc mua nhà tại TP.HCM mới chỉ chiếm 2% tổng lượng khách mua thì năm 2017 tăng lên 4% và năm 2018 tăng lên 31% là không phản ánh đúng toàn bộ thị trường bất động sản tại TP.HCM.Đây chỉ là số liệu thống kê từ số lượng khách hàng của Công ty CBRE. Hơn nữa Công ty CBRE môi giới bán nhà chủ yếu trong phân khúc cao và trung cấp, khách hàng phần lớn là người nước ngoài nên số liệu chưa đúng.

Bác thông tin người Trung Quốc mua nhà tăng đột biến - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

HoREA bác tin người Trung Quốc mua nhà ồ ạt tại TP.HCMĐặc biệt, việc CBRE đưa ra nhận định có trường hợp người Trung Quốc chưa đặt chân đến VN mà đã được mua nhà là không đúng với quy định của pháp luật VN khi người nước ngoài muốn mua nhà tại VN phải được phép nhập cảnh vào VN.Là đơn vị có số lượng bất động sản tiêu thụ lớn bậc nhất, chiếm tới 15% trong tổng nguồn cung trên thị trường TP.HCM, ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh, cũng khẳng định số liệu này không chính xác. Trong khoảng 5.000 sản phẩm do Hưng Thịnh bán ra, người nước ngoài mua chỉ chiếm khoảng 7 – 8%, bao gồm khách hàng là người Trung Quốc.Theo thống kê của HoREA, năm 2016 có khoảng gần 1.000 người nước ngoài mua nhà tại TP.HCM và con số này chắc chắn đã gia tăng trong hai năm qua. “Người nước ngoài thuộc khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, Nhật Bản thường lựa chọn thuê nhà ở. Chỉ có người nước ngoài từ Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông có khuynh hướng mua nhà tại VN. Tuy nhiên, nói người Trung Quốc chiếm 31% thị trường là không có thực…”, ông Trung nhận xét.Lãnh đạo một công ty bất động sản cho rằng, Công ty CBRE là một công ty vừa làm môi giới bất động sản, vừa làm báo cáo, nhận định về thị trường nên chắc chắn số liệu thống kê sẽ không đúng vì không đủ mẫu để thống kê. Đây là chưa nói đến những con số và nhận định đưa ra đôi khi phục vụ cho các ý đồ kinh doanh, có lợi cho doanh nghiệp này.Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản VN (VN REAL), từ khi luật Nhà ở cho phép người nước ngoài mua nhà tại VN thì số lượng người nước ngoài mua nhà tại VN tăng mạnh. Người nước ngoài mua nhà tại VN đến từ nhiều quốc gia, không riêng gì Trung Quốc.

TIN LIÊN QUAN

Còn việc khách hàng Trung Quốc mua nhà tăng đột biến tại TP.HCM như Công ty CBRE đưa ra, đến nay VN REAL không có số liệu nào ghi nhận thực tế đó từ các đơn vị thành viên bán hàng trên thị trường.“Con số 31% người Trung Quốc mua nhà tại TP.HCM có thể chỉ là cục bộ tại 1, 2 dự án nào đó, không phản ánh được toàn bộ thị trường bởi xét tổng thể các quốc gia đầu tư vào thị trường bất động sản tại VN, Trung Quốc không phải là quốc gia dẫn đầu. Những dự án nhà ở lớn, dự án nhà ở cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM thì Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia là những nước có người nước ngoài mua nhà nhiều nhất tại VN”, ông Đính cho hay.

Cư dân mạng cần lưu ý những gì khi sử dụng MXH từ năm 2019

Ngày 01/01/2019 tới đây, Luật An ninh mạng 2018 sẽ chính thức có hiệu lực. Vậy, người dùng mạng xã hội cần lưu ý gì khi Luật An ninh mạng có hiệu lực?

1 – Lưu ý các hành vi bị cấm trên mạng

Luật An ninh mạng 2018 dành riêng Điều 8 để quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trên môi trường mạng. Theo đó, người dùng mạng xã hội nói riêng và người sử dụng mạng internet nói chung cần lưu ý không vi phạm các hành vi sau:

– Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

– Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

– Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng;

– Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

2 – Không đưa lên mạng xã hội bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Điểm d, khoản 1 Điều 17 của Luật An ninh mạng chỉ rõ, một trong những hành vi vi phạm trên không gian mạng là đưa lên mạng những thông tin thuộc bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật.

Các hành vi vi phạm này sẽ được cơ quan chủ quản hệ thống thông tin triển khai các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, ngăn chặn và kịp thời gỡ bỏ thông tin. Do đó, người dùng mạng xã hội cũng cần lưu ý thêm thông tin này khi đăng tải các bài viết, hình ảnh.

3 – Đăng tải thông tin vi phạm phải gỡ bỏ ngay khi có yêu cầu

Theo khoản 9 Điều 16 của Luật An ninh mạng 2018 quy định, tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung vi phạm phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định.

Tương tự, doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng phải xóa bỏ thông tin vi phạm chậm nhất là 24 giờ, kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách.

4 – Đảm bảo đời sống riêng tư của trẻ em trên mạng xã hội

Điều 29 của Luật này quy định về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Theo đó, trẻ em có quyền được giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.

Người tham gia mạng xã hội nói chung và cha, mẹ trẻ em nói riêng cần phải đảm bảo quyền nêu trên của trẻ em, ngăn chặn các thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em.

Trước đó, Luật Trẻ em 2016 cũng quy định việc công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em phải được sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em; nếu trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của trẻ.

GIÁO PHẬN HÀ TĨNH CÓ PHẢI LÀ NƠI AN TOÀN TRƯỚC LÚC NGHỈ HƯU CỦA GIÁM MỤC NGUYỄN THÁI HỢP

Huyền Pha

GIÁO PHẬN HÀ TĨNH CÓ PHẢI LÀ NƠI AN TOÀN TRƯỚC LÚC NGHỈ HƯU CỦA GIÁM MỤC NGUYỄN THÁI HỢP

Thông tin chính thức, Giáo hội Công giáo Việt Nam có giáo phận thứ 27, theo đó Giáo Phận Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở tách ra từ Giáo phận Vinh. Ngày 22-12-2018, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: thành lập Giáo Phận Hà Tĩnh và bổ nhiệm Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, dòng Đa Minh làm Giám mục tiên khởi của Hà Tĩnh. Cùng với quyết định trên đây, bổ nhiệm Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, thuộc Tu Đoàn Xuân Bích làm Tân Giám mục chính tòa Giáo phận Vinh.Về địa giới và nhân sự sau khi phân chia, một nguồn tin từ Tòa Tổng giáo mục Giáo phận Vinh cho hay: « Giáo Phận tân lập Hà Tĩnh thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội và gồm có tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, với bổn mạng là Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa của giáo phận này tọa lạc tại Văn Hạnh, tỉnh Hà Tĩnh.Theo thống kê năm 2014 được Phòng Báo Chí công bố hôm qua, sau khi phân chia, thì Giáo phận Vinh còn 16.499 cây số vuông với số tín hữu Công Giáo là 281.934 người trên tổng số 3.065.300 dân cư. Giáo phận Vinh còn 93 giáo xứ với 126 LM, 26 tu huynh, 721 nữ tu và 60 chủng sinh.Giáo phận tân lập Hà Tĩnh nhỏ hơn, rộng 14.091 cây số vuông với 241.112 tín hữu Công Giáo trong tổng số 2.153.300 dân cư, với 96 giáo xứ, 93 LM, 19 tu huynh, 188 nữ tu và 56 chủng sinh.Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp năm nay 73 tuổi, sinh ngày 2-2-1945 và coi sóc giáo phận Vinh từ 8 năm nay (từ năm 2010). Đức Cha Anphongso Nguyễn Hữu Long năm nay 65 tuổi, sinh ngày 25-1-1953 và làm GM Phụ tá Hưng Hóa từ 5 năm nay (2013) (Rei 22-12-2018) ».Trước khi thành lập Giáo phận Vinh là giáo phận có diện tích lớn thứ hai (sau Tổng Giáo phận TP Hồ Chí Minh) và có dân số đứng thứ 3 (sau Tổng giáo phận TP HCM và giáo phận Xuân Lộc). Là giáo phận trải dài trên địa bàn 3 tỉnh, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới công việc mục vụ, quản lý điều hành GP Vinh. Đặc biệt, với tuổi đời khá cao (năm nay đã 73, theo luật giáo hội thì Giám mục Nguyễn Thái Hợp còn 2 năm trên cương vị Giám mục trước khi nghỉ hưu) nên với nhiều đông đảo giáo xứ, nhiều nhân danh trở thành trở ngại chính cho Giám mục này trong công việc mục vụ.Là người có nhiều kinh nghiệm, đã trải qua hơn 8 năm mục vụ tại Giáo phận Vinh nên, Tòa thánh đã tin tưởng để Giám mục Nguyễn Thái Hợp chính thức làm Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh để xây dựng những tiền đề cần thiết cho Giáo phận này khi mới tách lập.Trước tình hình đó, theo đề nghị của Hội đồng Giám mục Việt Nam và Giám mục Giáo phận Vinh thì việc chia tách đã được thực hiện. Để phục vụ cho việc chia tách, đã từ khá lâu Giáo phận Vinh đã chủ động tái thiết Văn phòng đại diện Giáo phận Vinh tại Hà Tĩnh, trụ sở đặt tại Giáo xứ Văn Hạnh, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Mới đây Giáo phận Vinh tiếp tục có đề nghị được cấp thêm 10.000 m2 phục vụ việc mở rộng và xây dựng một số hạng mục liên quan. Ngoài ra, mới đây Giáo phận Vinh cũng đã có đợt thuyên chuyển, bổ nhiệm lớn với 73 vị trí. Các linh mục quê Nghệ An sẽ được chuyển về Nghệ An và các Linh mục quê Hà Tĩnh, Quảng Bình sẽ được bố trí mục vụ tại Quảng Bình.Việc Giám mục Nguyễn Thái Hợp chuyển về làm Giám mục tại Giáp phận mới – Giáp phận Hà Tĩnh thì rõ ràng có nhiều nước cờ trong bước đi của Giám mục Nguyễn Thái Hợp. Có thể đây là nơi an toàn trong 2 năm làm giám mục trước khi nghỉ hưu hoặc cũng có thể là lý do để Giám mục Nguyễn Thái Hợp xin kéo dài thời gian làm giáo mục của mình với lý do là Giáo phận Hà Tĩnh mới thành lập.Với còn 2 năm công tác nghỉ hưu nữa thì rõ ràng với việc linh mục Nguyễn Thái Hợp chuyển về làm Tổng giám mục giáo phận Hà Tĩnh rõ ràng miền đất Hà Tĩnh được sự báo là không hề yên ả trong những ngày tháng sắp tới.

Ông Tất Thành Cang bị cách chức Ủy viên Trung ương, Phó bí thư TP.HCM

Ban chấp hành Trung ương kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng; Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM vì đã vi phạm rất nghiêm trọng.

Chiều 26/12, sau 2 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Phát biểu bế mạc, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết Ban chấp hành Trung ương đã xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII; Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.

Ông Tất Thành Cang. Ảnh: Lê Quân.

Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước, đây là bài học sâu sắc cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không chỉ đối với ông Tất Thành Cang, mà là bài học chung. Tổng bí thư đề nghị từng Ủy viên Trung ương và mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa để tránh đi vào vết xe đổ, gây ra những hậu quả, tổn thất không đáng có đối với Đảng, đất nước và nhân dân, để lại nỗi đau đối với người thân, gia đình, đồng chí, bè bạn.

« Mỗi người chúng ta cần luôn ghi nhớ trong tâm khảm của mình rằng, lợi ích của quốc gia, dân tộc, của nhân dân, của Đảng là tối thượng; và danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất đối với mỗi con người, trước hết là đối với mỗi cán bộ, đảng viên », Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói.

Trước đó, ngày 19/12, một đại diện Văn phòng Thành ủy cho biết ông Tất Thành Cang xin nghỉ phép từ 17/12 đến ngày 3/1/2019. Trong thời gian này, Thành ủy TP.HCM phân công Phó bí thư Thành ủy Võ Thị Dung xử lý công việc của Thường trực Thành ủy.

Ngày 7/12, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với ông Cang.

Ngày 15/11, UBKT đã kết luận ông đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ TP.HCM.

Ngoài ra, trong thời gian là Ủy viên UBND TP, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, ông Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng trong việc ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Vị trí 4 con đường tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đồ họa: Châu Châu.

Kết luận còn cho rằng ông Cang vi phạm các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp.

Tháng 6/2018, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang và giao cho UBKT Thành ủy tập hợp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan để báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, xử lý theo quy định của Đảng.

Tháng 5/2018, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM yêu cầu ông Tất Thành Cang, Phó bí thư Thường trực, kiểm điểm trách nhiệm trong vụ chuyển nhượng đất cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.

UBKT Trung ương kết luận những vi phạm của ông Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.